Các công ty startup về công nghệ ở Việt Nam

“Startup” vốn đã là một trào lưu sôi động trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua. Và cả ở Việt Nam, trong 1 thập niên trở lại đây, sự hình thành và trỗi dậy của các công ty startup khởi nghiệp đã trở thành một hiện tượng nóng. Nó có tác động đến nền kinh tế và trở thành một xu thế có ảnh hưởng sâu sắc lên giới trẻ nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Cùng TRANGTECH điểm một vài công ty startup trong lĩnh vực công nghệ sau:

1. VNG

VNG là công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam với hệ sinh thái sản phẩm đa dạng phục vụ nhu cầu của 100 triệu khách hàng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên toàn cầu. VNG tập trung vào bốn mảng kinh doanh chính, bao gồm trò chơi trực tuyến, truyền thông & truyền thông, fintech và kinh doanh kỹ thuật số.

VNG đã phát triển một số sản phẩm kỹ thuật số góp phần vào hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp và giúp người dân Việt Nam kết nối, giao dịch và giải trí. Đồng thời, công ty cũng tập trung phát triển lâu dài bằng việc nghiên cứu, khám phá thêm các cơ hội trong lĩnh vực Trung tâm dữ liệu và AI.

Niềm đam mê dẫn đầu sự thay đổi và đón nhận thử thách đã đưa chúng tôi đến với sứ mệnh của mình: “Xây dựng công nghệ và Phát triển con người. Từ Việt Nam ra Thế giới”.

VNG hiện có văn phòng tại Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều văn phòng khác trên thế giới.

2. Grab

Grab là siêu ứng dụng cung cấp đa dạng các dịch vụ tại Việt Nam, bao gồm gọi xe, giao đồ ăn, giao hàng tạp hóa và giao hàng trọn gói. Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất trong nước với hơn 20 triệu người dùng.

Grab được thành lập vào năm 2012 và kể từ đó đã mở rộng tới hơn 400 thành phố ở Đông Nam Á. Đây là siêu ứng dụng hàng đầu trong khu vực và các dịch vụ của nó rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của nhiều người.

Tại Việt Nam, Grab đặc biệt nổi tiếng với dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn. Người dùng có thể dễ dàng đặt taxi hoặc đi xe máy thông qua ứng dụng và họ cũng có thể đặt đồ ăn từ các nhà hàng yêu thích của mình và giao đồ ăn đến tận nhà.

3. Shopee

Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến (Shopee Live), và sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li.

Có rất nhiều loại mặt hàng trên Shopee từ vật dụng gia đình, đời sống sức khỏe, làm đẹp, thời trang, thể thao, sản phẩm ăn uống đến các đồ điện tử, từ đồ bình dân đến những đồ xa xỉ. Dường như tất mọi thứ bạn muốn đề có thể mua trên Shopee. Khởi đầu, mô hình kinh doanh mà Shopee theo đuổi là C2C – Consumer to Consumer, tức là làm trung gian mua bán giữa cá nhân với cá nhân. Shopee đã mở rộng thêm mô hình B2C – Business to Consumer, tức là mua bán giữa doanh nghiệp với cá nhân, hiện nay Shopee đã trở thành mô hình lai của B2C.

Những nhãn hiệu chính hãng xuất hiện với thương hiệu Shopee Mall khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ được đánh giá tương đối cao.Cho đến nay, Shopee vẫn đang phối hợp nhịp nhàng giữa hai mô hình kinh doanh này và mang lại hiệu quả rất cao.

4. Momo

Momo là một công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính (Fintech) của Việt Nam, được thành lập vào năm 2007 bởi Nguyễn Minh Hiền và Phạm Thành Trung. Momo là một ví điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán, nạp tiền, rút tiền, chuyển tiền, mua sắm trực tuyến,… cho người dùng.

MoMo đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, trở thành ứng dụng ví điện tử phổ biến nhất Việt Nam với hơn 30 triệu người dùng. Momo cũng là một trong những công ty khởi nghiệp công nghệ thành công nhất Việt Nam, được định giá 2 tỷ USD vào năm 2023.

MoMo cung cấp các dịch vụ thanh toán, nạp tiền, rút tiền, chuyển tiền, mua sắm trực tuyến,… cho người dùng. Một số dịch vụ nổi bật của Momo bao gồm:

  • Thanh toán hóa đơn: điện, nước, internet, truyền hình,…
  • Thanh toán mua sắm: siêu thị, nhà hàng, khách sạn,…
  • Thanh toán dịch vụ: taxi, xe ôm, vé máy bay,…
  • Chuyển tiền: nội địa, quốc tế
  • Nạp tiền: điện thoại, thẻ game, ví điện tử,…
  • Rút tiền: tại ATM, cửa hàng tiện lợi,…

5. Juno

Juno hiện nay có thể xem là một trong các thương hiệu Việt hàng đầu trong lĩnh vực thời trang. Với 61 cửa hàng trên phạm vi cả nước, Juno tiếp tục tham vọng của mình khi ra mắt thêm thương hiệu quần áo Hnoss. Và thương hiệu cũng nhận được sự ủng hộ tích cực của người tiêu dùng.

Sau khi được Seedcom mua lại, Juno đã có những bước tiến lớn nhờ vào việc:

  • Triển khai các chiến dịch khuyến mãi, kéo dài
  • Phát triển việc ứng dụng công nghệ trong bán hàng và quản lý. 

Juno hiện nay đã là một thương hiệu có chỗ đứng vững vàng trên thị trường giày dép và túi xách tại Việt Nam.

6. Foody

Foody sẽ là cái tên nối tiếp trong danh sách này với sự nổi tiếng lan rộng trong toàn giới trẻ.

Ra mắt năm 2012, Foody là một nền tảng cung cấp các dịch vụ về ẩm thực và review các địa điểm ăn uống tại ba khu vực chính là TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. 

Và sự thành công của Foody thể hiện ở việc luôn giữ vững vị trí top đầu khi nhắc đến các ứng dụng thông tin ẩm thực tại Việt Nam hiện nay.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top